2012/04/21

CẢI LƯƠNG - ĐẶC TRƯNG NAM BỘ

Hồi còn nhỏ, mình thấy bà ngoại xem cải lương mình chẳng thích tí nào, nhưng tự nhiên hôm nay ngoại kêu mình mở cải lương cho ngoại xem thì mình cùng ngồi xem chung với ngoại, và rồi mình thấy cải lương cũng thú vị chứ bộ.^^! Rồi mình lại tự hỏi cải lương có từ khi nào ? Tại sao lại có cải lương ? Nhiều vấn đề được đặt ra trong suy nghĩ của mình và thế là mình quyết tâm đi tìm hiểu.


Cải lương ra đời vào những thập niên đầu của thế kỉ XX tại vùng đất miền Tây Nam Bộ. Cải lương hình thành từ những lời ca hát tài tử, nhiều người cho rằng cải lương là hình thức ca ra bộ và dần dần phát triển thành sân khấu. Từ những năm 30 trở đi có nhiều đoàn ( gánh ) cải lương chuyên nghiệp hoạt động ở nhiều tỉnh Nam Bộ rồi lan dần ra miền Trung, miền Bắc. Nhìn tổng quát, kịch bản cải lương rất đa dạng, có thể lấy từ thần thoại, cổ tích, tiểu thuyết, hoặc tự sáng tác...Âm nhạc cải lương cũng rất phong phú, nhạc dân ca, nhạc truyền thống, sau này còn pha thêm cả tân nhạc. Trong đó làn điệu vọng cổ không những đống vai trò chủ chốt mà còn có thể nói là linh hồn của cải lương. Về nhạc cụ, cải lương chủ yếu sử dụng
nhạc cụ truyền thống ( đàn cò, đàn nhị, đàn bầu...) và một số nhạc khí phương Tây. Khi hình thành 1 đoàn hát cải lương thì mỗi đoàn thường có ông bầu và nghệ nhân cũng được đào tạo để chuyên nghiệp hóa ( nghệ sĩ Phùng Há, Năm Châu, Ba Vân...)
Cải lương là 1 món ăn tinh thần của nhân dân Nam Bộ. Cải lương chiếm ưu thế là vì loại hình nghệ thuật này 1 mặt lấy  tinh thần văn hóa truyền thống làm nền tảng trong quá trình tiếp biến văn hóa nước ngoài, mặc khác nó lại phản ánh hiện thực xã hội 1 cách sống động và sâu sắc...Nhất là các tác phẩm: Lá sầu riêng, Đời cô Lựu, Nửa đời hương phấn, Hàn Mạc Tử, Xa phu đi sứ...đây là những tác phẩm tiêu biểu của bộ môn nghệ thuật này, nếu có thể các bạn hãy tìm xem để hiểu rõ hơn về cái hay, cái đẹp của cải lương nhé.

Tóm lại, cải lương là 1 trong những nét văn hóa của người Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Hy vọng rằng cải lương sẽ được mỗi người gìn giữ để góp phần làm cho nền văn hóa nước ta luôn đa dạng, đầy màu sắc.

FRIENDS

Posted by マツ at 16:27│Comments(2)
この記事へのコメント
hình như cải lương chia làm 2 loại: hò quảng và cải lương. Tấm hình Thanh Thanh Tâm và Vũ Linh chụp ở trên là trong một tuồng hò quảng rồi. Gọi là hò quảng vì chắc nó xuất phát Trung Quốc. Mình thì là fan của các tuồng cải lương hồi xưa như Nửa đời hương phấn, Bên cầu dệt lụa (mấy tuồng của Thanh Nga là hay nhất) sau đó là mấy tuồng như Hàn Mạc Tử, Đời cô Lựu, Phạm Công Cúc Hoa, Hòn Vọng Phu, Thúy Kiều, ...
Mấy tuồng hồi xưa lời rất hay, vần nhau nên nghe dễ thuộc, thuận tai, giọng của nghệ sỹ hồi xưa cũng mỗi người một vẻ, rất hay.

Cải lương bi giờ thì không còn hấp dẫn mình nữa rồi, biết bao giờ mới lại có một thế hệ nghệ sỹ cải lương như ngày xưa nhỉ, lúc đó nhất định sẽ lại là fan của Cải lương.
Posted by me cai luong xua at 2012/04/21 22:41
uhm đúng rồi, thế hệ vàng của cải lương đúng là đã qua rồi, lúc trước xem mấy tuồng hay xúc động, cảm xúc của người xem đa dạng, xem rồi còn đúc kết cho mình 1 ý nghĩa cuộc sống...thật là hay. Mong rằng cải lương sẽ sớm trở lại thời vàng son như xưa.
Posted by FRIENDS at 2012/04/22 21:37
Vui lòng nhập chính xác dòng chữ ghi trong ảnh
 
<Chú ý>
Nội dung đã được công khai, chỉ có chủ blog mới có thể xóa